Developed in conjunction with Ext-Joom.com

Thống kê truy cập

575199
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
119
139
372
571836
9057
17494
575199

BỆNH SỞI VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA (4)

Dễ lây, dễ thành dịch nhưng cũng rất dễ phòng ngừa. Đó là “chân dung” của sởi – nỗi ám ảnh hiện nay trên khắp cả nước.

DAI NHƯ VI RÚT SỞI

Chỉ cần đứng gần người mang trong mình vi rút sởi, bạn đã có thể nhận được vài con vi rút đủ để nhiễm bệnh. Vì sởi là bệnh truyền nhiễm do vi rút sởi gây nên và lây truyền qua đường hô hấp nên chỉ cần người nhiễm vi rút ho, hắt hơi hoặc xì mũi cũng có thể phát tán vi rút ra không khí. Mà loại vi rút này lại có thể tồn tại đến 34 giờ ở nhiệt độ phòng.

 

Bệnh sởi có thể gặp ở bất kỳ ai chưa được chưa được chích ngừa, kể cả trẻ em lẫn người lớn. Điều may mắn là bệnh ít gặp ở trẻ em dưới 3 tháng tuổi. Thời gian ủ bệnh của bệnh sởi lên đến 10-14 ngày nên rất khó để biết ai là người mang trong mình vi rút sởi. Sau giai đoạn ủ bệnh là là giai đoạn toàn phát kéo dài 2-5 ngày. Sởi bắt đầu với một cơn sốt nhẹ kèm theo ho, chảy mũi, đỏ mắt, đỏ và đau cổ họng, khó chịu với ánh sáng. Khoảng 2-3 ngày sau, những nốt ban đỏ gọi là Koplik xuất hiện ở trong gò má, lưỡi, miệng, họng người bệnh, đó là dấu hiệu đặc biệt của bệnh sởi. Sau đó, bệnh nhân có thể sốt cao liên tục 38-39 độ C và những mảng đỏ nổi lên, thường là ở mặt và sau tai, sau đó lan dần xuống phía dưới ngực và lưng, bụng rồi lan tới đùi và chân. Khoảng 1 tuần sau, những vết nhỏ này sẽ nhạt dần từ trên xuống dưới.

Nếu chỉ có thể thì sởi sẽ không gây hoang mang như thời gian vừa qua. Không may là bệnh sởi có thể mang đến rất nhiều biến chứng như: viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, đôi khi viêm não, … Nhiều triệu chứng trong đó có thể gây tử vong. Điều trị bệnh sởi chủ yếu chỉ điều trị triệu chứng, chăm sóc và nuôi dưỡng, phát hiện và điều trị biến chứng như hạ sốt với Paracetamol, thuốc an thần, thuốc ho và long đờm, giảm ho với Pectol, Astex, bổ sung vitamin như vitamin A, vitamin C, nước trái cây, sát trùng mũi họng. Bệnh sởi có thể tự điều trị ở nhà nhưng tất cả trẻ biến chứng phải được nhập viện.

HÃY ĐỢI TRẺ ĐỦ 9 THÁNG

100% người nhiễm vi rút sởi sẽ mắc bệnh, trừ khi người đó đã miễn dịch, tức là được chủng ngừa đủ và có đáp ứng miễn dịch tốt với bệnh. Nếu được chủng đủ 2 liều theo phát đồ, tác dụng bảo vệ của vắc xin đạt 95% và những người đã miễn dịch thì miễn dịch này sẽ bền vững suốt đời.

Trẻ mới sinh thường được truyền kháng thể từ mẹ giúp trẻ khỏi bệnh sởi, nhưng chỉ tối đa chín tháng. Do đó, mũi vắc xin ngừa sởi đầu tiên phải được chích lúc 9 tháng tuổi. Theo chương trình tiêm chủng mở rộng, trẻ cần được chích tiếp mũi thứ 2 vào lúc 18 tháng tuổi. Phụ nữ đang cho con bú cũng có thể tiêm vắc xin sởi để kháng thể tạo ra sẽ bảo vệ mẹ và thông qua sữa để bảo vệ trẻ không mắc sởi khi trẻ chưa thể tự tạo miễn dịch. Nếu vì lý do nào đó trẻ chích vắc xin sởi trước 9 tháng tuổi thì mũi này không được gọi là mũi đầu tiên. Trẻ vẫn phải chích mũi đầu tiên vào lúc 9 tháng tuổi và chích thêm mũi thứ 2 sau đó vào thời gian phù hợp. Những trẻ trên 18 tháng tuổi nếu chưa chích vắc xin sởi hoặc chưa chích đủ cần chích càng sớm càng tốt. Khoảng cách giữa 2 mũi tối thiểu là 1 tháng. Không tiêm vắc xin sởi cho phụ nữ có thai và nên tránh có thai sau khi tiêm ít nhất 1 tháng. Các trường hợp bị suy giảm miễn dịch hoặc đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch liều cao, xạ trị hoặc mắc các bệnh ác tính cũng không được tiêm vắc xin sởi.